†††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††
††† Jesus is died for our salvation! †††
†††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††

††† "Cho"... niềm vui sẽ nhân đôi! †††
††† "Nhận"... nỗi buồn vơi một nửa! †††

Loading...

♥ Search on ledinhduy67's site (Tìm kiếm trên Trang web ledinhduy67):

Thứ Năm, tháng 8 29, 2013

THUYẾT DARWIN LÀM CHÚNG TA LÚ LẪN

VRNs (29.08.2013) – Sài Gòn - Charles Robert Darwin (1809-1882) là người Anh. Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực khoa tự nhiên. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc và tiến hóa. Nếu sự tiến hóa được các khoa học gia và công chúng chấp nhận ở thời đại đó, lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài. Rồi sao nữa?

Tại đại học Stanford vào mùa Xuân năm 2005, tôi có kinh nghiệm đầu tiên về việc "bị canh giữ". Được tổ chức bởi một nhóm gọi là Rational Thought (Tư tưởng Hợp lý), họ mang những bảng hiệu phản đối sự hiện diện của các đề xướng Intelligent Design (ID – Thiết kế Thông minh) trong trường học. Vài nhóm vô thần cũng tham gia, với những câu chuyện đủ màu sắc trên báo chí địa phương.

Trước mặt tôi, tại dãy ghế gần khán đài là Michael Behe, tác giả cuốn Darwin’s Black Box (Chiếc hộp đen của Darwin), nói về chứng cớ khoa học ngược với sự tiến hóa. Tôi được giải thích về sự phức tạp của văn hóa và triết học trong sự tiến hóa. Lạ thay, khi tôi nói về một số người phản đối làm dịu sự thù địch và thực sự bắt đầu cam kết về điều tôi nói. Lý do chính của lời tôi nói là thuyết Darwin đánh giá thấp chính sự khả dĩ của sự thật hợp lý – một sự tranh luận có vẻ làm rối trí các sinh viên vô thần đã tổ chức một nhóm chuyên thúc đẩy tư tưởng lý trí!

Để hiểu thuyết Darwin đánh giá thấp chính khái niệm hợp lý như thế nào, chúng ta có thể nghĩ tới cuối thế kỷ XIX khi mà lý thuyết này đến tới Hoa Kỳ. Hầu như ngay lập tức, nó được tiếp nhận bởi một nhóm các "nhà tư tưởng" bắt đầu thực hiện những gì liên quan ngoài lĩnh vực khoa học. Họ nhận ra rằng thuyết Darwin bao hàm một triết lý rộng lớn về tính tự nhiên (nghĩa là thiên nhiên là cái hiện hữu, và các nguyên nhân tự nhiên đủ để giải thích mọi hiện tượng). Như vậy họ bắt đầu dùng một thế giới quan về khoa tự nhiên – triết học, tâm lý học, luật pháp, giáo dục, và nghệ thuật.

Tuy nhiên, thiết lập các nỗ lực này là phương pháp tự nhiên đối với sự hiểu biết – tức là nhận thức luận (epistemology). Luận lý đó thế này: Nếu con người là sản phẩm của sự chọn lựa tự nhiên theo thuyết Darwin, dĩ nhiên kể cả bộ não con người – nghĩa là tất cả các niềm tin và các giá trị sống của chúng ta đều là sản phẩm của sự tiến hóa: Các tư tưởng nảy sinh trong não con người do ngẫu nhiên, như những biến đổi của Darwin về bản chất, những biến đổi bám sát vào các niềm tin và sự thuyết phục là những thứ có lợi khi đấu tranh để sinh tồn. Quan điểm này về kiến thức được gọi là chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) – sự thật là những gì do nó tác động, hoặc thuyết công cụ (instrumentalism) – tư tưởng chỉ là công cụ để sinh tồn.

LUẬN LÝ DARWIN:
Một trong những người thực dụng hàng đầu là John Dewey, người có ảnh hưởng nhiều về lý thuyết giáo dục tại Hoa Kỳ hơn bất kỳ ai trong thế kỷ XX. Dewey bác bỏ tư tưởng cho rằng có yếu tố siêu việt trong bản chất con người, chủ yếu xác định trong trí tuệ hoặc linh hồn hoặc tinh thần, có thể biết chân lý siêu việt hoặc trật tự luân lý. Ông ta coi con người chỉ là những sinh vật thích nghi với những thử thách trong môi trường. Theo lý thuyết giáo dục của ông, việc học chỉ là một dạng khác của sự thích nghi – một dạng chọn lựa trí tuệ theo tự nhiên. Các tư tưởng tiến triển như các công cụ để sinh tồn, không khác với sự phát triển răng của sư tử hoặc móng vuốt của đại bàng.

Trong bài "The Influence of Darwin on Philosophy" (Ảnh hưởng của Darwin về Triết học), Dewey nói rằng thuyết Darwin dẫn tới "một luận lý mới to apply to trí tuệ, luân lý và sự sống". Trong luận lý tiến hóa này, các ý tưởng không được đánh giá bởi tiêu chuẩn siêu việt của Chân lý, mà bởi cách chúng tác dụng khi đạt được những điều chúng ta muốn. Các ý tưởng không "phản ánh thực tế" mà chỉ phục vụ các lợi ích của con người.

Để nhấn mạnh phương thức cách mạng, cho tới nay, lý thuyết nổi bật về sự hiểu biết hoặc nhận thức luận được dựa trên giáo lý Kinh thánh về hình ảnh Thiên Chúa. Tin vào sự đáng tin cậy về kiến thức của con người rút ra từ sự tin chắc rằng lý lẽ vô hạn của con người phản ánh (ở mức độ nào đó) lý lẽ vô hạn của Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ thì cũng tạo dựng trí tuệ của chúng ta, chúng ta có thể tin rằng khả năng trí tuệ của chúng ta phản ánh cấu trúc của vũ trụ. Trong "The Mind of God and the Works of Man" (Trí tuệ của Thiên Chúa và Công việc của Nhân loại), Edward Craig cho thấy rằng ngay cả những nhà tư tưởng Tây phương cũng bắt đầu xa rời lý thuyết Kitô giáo chính thống. Theo triết lý của họ, đa số vẫn duy trì khái niệm cho rằng trí tuệ của chúng ta phản ánh một Trí tuệ Tuyệt đối làm nền tảng cho sự thật trong nhận thức của con người.

Những người thực dụng ở trong số những người thứ nhất đối mặt với những ẩn ý của sự tiến hóa tự nhiên. Họ nói rằng nếu lực tiến hóa sản sinh trí tuệ của chúng ta, thì mọi niềm tin và sự tin chắc cũng chẳng là gì mà chỉ là các chiến lược sinh tồn của trí tuệ, được phán đoán theo thực hành trong hạnh kiểm của con người. William James thích nói rằng sự thật là "giá trị tiền mặt" của một ý tưởng: Nếu nó thanh toán, chúng ta gọi đó là thật.

CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG NGÀY NAY:
Luận lý này theo thuyết Darwin tiếp tục định hình tư tưởng của người Mỹ nhiều hơn chúng ta tưởng. Hãy lấy trường hợp tôn giáo. William James lớn lên trong một gia đình rất quan tâm tôn giáo. Cuối cùng, James đã áp dụng triết lý thực dụng (philosophy of pragmatism) đối với tôn giáo: Chúng ta quyết định Thiên Chúa có hiện hữu hay không tùy vào niềm tin đó có hệ quả tích cực theo kinh nhiệm của chúng ta hay không. James viết trong cuốn "What Pragmatism Means" (Thực Dụng Có Ý Nghĩa Gì): "Một tư tưởng có thật nếu chúng ta tin nó có lợi cho cuộc sống". Như vậy, "nếu ý tưởng thần học chứng tỏ giá trị đối với đời sống thực tế, chúng sẽ là thật".

Nghe có vẻ quen không? Ngày nay, rất nhiều người Mỹ chọn tôn giáo của họ dựa trên những gì thỏa mãn nhu cầu của họ, hoặc "xác định" được chúng, hoặc giúp đối phó hiệu quả hơn đối với các vấn đề cá nhân, từ việc giảm cân tới việc xây dựng hôn nhân hạnh phúc hơn. Khi tôi "chat" với một Kitô hữu tích cực sống đạo, nhưng khi chủ đề chuyển sang một người bạn không là Kitô hữu, cô ta nói: "Điều gì tác dụng đối với bạn?". Dĩ nhiên có vấn đề về việc chọn tôn giáo theo cách nói đó – nghĩa là chúng ta không thể biết nó có thực sự hiện hữu hay không hay chỉ là kế hoạch về các nhu cầu của chúng ta. Thần học gia John Warwick Montgomery (hệ phái Luther) nói: "Sự thật không luôn "tác dụng", và tin rằng "tác dụng" là điều không thật".

Sự thực dụng tôn giáo của James thực sự trở thành cách tiếp cận tâm linh của ngày nay, sự thực dụng của Dewey trở thành phương pháp được ưa thích đối với giáo dục. Qua chương trình giảng dạy – từ môn toán tới luân lý – các giáo viên được đào tạo trở thành "những người phi phương pháp", giới thiệu cho học sinh các vấn đề và cho phép họ thực hành các chiến lược thực dụng của mình khi xử lý vấn đề. Dĩ nhiên, các giáo viên giỏi luôn dạy học sinh biết cách tự suy nghĩ. Nhưng các phương-pháp-phi-phương-pháp ngày nay đã vượt xa điều đó. Họ đi từ linh dương Phi châu tới nhận thức luận Darwin để từ chối chính sự hiện hữu của mọi sự thật khách quan hoặc siêu việt.

Chẳng hạn, lấy trường hợp "xu hướng tạo dựng" (constructivism), một xu hướng phổ biến trong giáo dục ngày nay. Một số người nhận thấy điều đó dựa trên ý tưởng cho rằng sự thật không là gì khác hơn cấu trúc xã hội đối với việc giải quyết vấn đề. Một nhà lý luận hàng đầu về "xu hướng tạo dựng" là Ernst von Glasersfeld, thuộc ĐH Georgia, đã nói thẳng thắn về thuyết Darwin, ông viết: "Chức năng của nhận thức là thích nghi về sinh học. Nghĩa là ‘hiểu biết’ không là sở hữu ‘cách miêu tả thật’ về sự thực tế, nhưng là sở hữu cách thức và phương tiện khi hành động và suy nghĩ cho phép người ta đạt được các mục đích mà người ta chọn ngẫu nhiên". Tóm lại, nhận thức luận theo thuyết Darwin ngầm hiểu rằng các tư tưởng chỉ là công cụ để thỏa mãn nhu cầu của con người.

NHÀ TRƯỜNG CHỐNG CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI:
Hậu quả của tính thực dụng khá đối lập chủ nghĩa hiện đại, không lạ gì khi biết rằng người chống chủ nghĩa hiện đại là Richard Rorty đã tự gọi mình là "tân thực dụng" (neo-pragmatism). Rorty cho rằng chủ nghĩa chống hiện đại chỉ là hệ quả hợp lý của chủ nghĩa thực dụng, và là cách giải thích mà thôi.

Theo cách tiếp cận kiến thức truyến thống và thông thường, tư tưởng của chúng ta có thật khi biểu thị hoặc phù hợp với thực tế. Nhưng theo nhận thức luận của thuyết Darwin, các tư tưởng không là gì mà chỉ là dụng cụ được phát triển để giúp chúng ta kiểm soát và vận dụng môi trường. Như Rorty nói trong cuốn "Truth and Progress" (Sự thật và Tiến bộ): "Các lý thuyết của chúng ta không có quan hệ tiêu biểu với bản chất thật của các vật". Như vậy chúng ta đánh giá một tư tưởng theo cách giống như sự chọn lựa tự nhiên duy trì mỏ chim hoặc bản năng làm tổ của chúng – không cần biết cách nó biểu thị thực tế khách quan mà chỉ là cách nó tác dụng.

Tại một đại học Kitô giáo, có lần tôi giới thiệu sự phát triển này từ thuyết Darwin tới chủ nghĩa chống hiện đại, một sinh viên giơ tay và nói: "Em có câu hỏi. Những người nghĩ rằng các tư tưởng và niềm tin của chúng ta đều tiến hóa... Họ có nghĩ tư tưởng của họ cũng tiến hóa không?". Cả lớp vỗ tay rần rần, vì sinh viên này đã nắm được ảo tưởng chính (key fallacy) của phương pháp Darwin đối với sự nhận thức. Nếu các tư tưởng là sản phẩm của quá tình tiến hóa, vậy là không có thật mà chỉ ích lợi cho sự sinh tồn, chính sự tiến hóa cũng không có thật. Nhưng tại sao chúng ta vẫn chú ý tới nó?

Thật vậy, lý thuyết này đã tự hạ giá. Nếu sự tiến hóa là thật, vậy nó không thật, chỉ hữu ích thôi. Loại mâu thuẫn nội tại này thật nguy hiểm, vì lý thuyết chấp nhận điều gì đó và lại bác bỏ nó thì chỉ là vô nghĩa. Tóm lại, tiến hóa theo thuyết tự nhiên là tự bắt bẻ (self-refuting).

XUNG ĐỘT THẾ GIỚI QUAN:
Các phương tiện truyền thông phác họa sự tranh luận về tiến hóa theo khoa học đối lập với tôn giáo. Nhưng như vậy còn chính xác hơn là nói rằng thế giới quan đối nghịch với thế giới quan, triết học đối lập với triết học. Tạo được mức này là mở cửa vào cuộc đối thoại nghiêm túc.

Một số người theo thuyết tiến hóa nhận biết điều đó. Michael Ruse đã công nhận tại một hội nghị chuyên đề năm 1993 (American Association for the Advancement of Science – Hiệp hội Hoa Kỳ về Tiến bộ Khoa học): "Sự tiến hóa là lý thuyết khoa học cam kết với chủ nghĩa tự nhiên" – nghĩa là đó là triết học chứ không chỉ là các yếu tố. Ông nói thêm: "Sự tiến hóa… na ná tôn giáo, liên quan việc dành ưu tiên hoặc thừa nhận ảo giác, ở mức độ nào đó không thể chứng minh theo kinh nghiệm". Các cộng sự của Ruse phản ứng bằng cách im lặng và sau đó, một người trong số họ là Arthur Shapiro viết: "Michael Ruse đã bỏ một kho tàng chăng?".

Mỉa mai thay, chính Shapiro lại thừa nhận: "Có một điểm tối thiểu về ảo giác ý thức hệ nằm dưới khoa học. Thuyết Darwin là sự ưa thích về triết học, nếu qua đó chúng ta muốn thảo luận về vũ trụ vật chất theo quá trình vật chất có thể tiếp cận bằng quá trình vật chất".

Chiều kích thế giới quan này tạo ra các cuộc tranh luận rất quan trọng về thuyết Darwin đối với Intelligent Design. Mỗi hệ tư tưởng đều bắt đầu bằng sự tạo thành đưa ra câu trả lời về vấn đề cơ bản: Mọi sự xuất xứ từ đâu? Điểm khởi đầu quan trọng này định hình mọi thứ theo sau. Ngày nay, phương pháp tự nhiên đối với sự nhận thức đang được áp dụng cho mọi lĩnh vực. Một số người nói rằng chúng ta đang bước vào kỷ nguyên "Thuyết Darwin hoàn vũ" (Universal Darwinism), nơi đó không còn lý thuyết khoa học mà chỉ có thế giới quan toàn diện.

Thật là sáo ngữ khi nói rằng Hoa Kỳ được thêu dệt trong "cuộc chiến tranh văn hóa" (culture war) về việc xung đột các tiêu chuẩn luân lý. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng luân lý luôn luôn phát sinh, bắt nguồn từ thế giới quan tiềm ẩn. Chiến tranh văn hóa phản ánh chiến tranh nhận thức ngầm đối với các thế giới quan – và chính trong mỗi thế giới quan là một nguồn gốc.

NANCY PEARCEY
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ 4truth.net)

Stumble
Delicious
Technorati
Twitter
Facebook
Yahoo
Reddit
Feed

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


♥ Cảnh báo:

Đầu tư Online có thể không thích hợp cho tất cả mọi người.
Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ về các rủi ro liên quan.
Bạn nên xem xét khả năng tài chính mà lựa chọn Website phù hợp với mình.
Luôn lưu ý rằng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
Bạn phải luôn luôn xem việc "Bảo toàn Nguồn vốn"
mục tiêu hàng đầu trong Đầu tư Online.

♥ Donate:

Please make a Donation so I can keep helping People just like You.
Every little bit helps!  :)
You can even use your Credit Card!... Thank you very much!
(https://www.paypal.me/ledinhduy67)
- Yahoo or Skype nick: ledinhduy67 -

♥ Labels (♥ TÌM BÀI VIẾT THEO TỪ KHÓA ♥):

3gp files (1) Advertisements (1) AlertPay (2) Anh ngữ (7) Animals (1) Anti (9) Audio (8) Ban (1) Bạn có biết? (187) Bank Online (6) Bank System (4) Bảo mật (1) BBAN (2) Beautiful Pictures (13) Beer (1) Beliefs (1) BIC (2) BitCoin (8) Bitcoin Miner (6) BitCoin Mining (7) BTC (10) Card (2) Card màn hình (2) CashBar (6) Casino (1) Catholicism (40) Câu đối (1) Cây thuốc quanh ta (64) Charles Darwin (4) Chân lý (6) Chân lý Công giáo (56) Chấn thương (2) Chia sẻ (62) Chia sẽ (1) Children (25) Cho vay Trực tuyến (1) Cigarettes (1) Co giật (1) Code (10) Converter (6) CPM (1) Crack (27) Cuộc sống quanh ta (57) Currency Trading (14) Dạy con (16) Dân gian (14) Dictionary (1) Did you know? (186) DogeCoin (2) Download (1) Driver (1) Đái dầm (1) Đại học (12) Đáp án (42) Đau bao tử (3) Đau bụng (3) Đau dạ dày (3) Đau lưng (1) Đau răng (5) Đầu tư Trực tuyến (12) Đề thi (30) Địa lý (4) Đố vui (21) Đố vui có thưởng (20) Đông dược (7) Động kinh (1) Đông y (82) ĐTDĐ (4) Đu đủ (4) Earning Online (5) Earning Online News (57) Eastern Medicine (83) English (8) Exchange (3) Faucet (3) FaucetBox (3) Finance (3) Fonts (1) Forex Trading (12) Free (1) Fun (20) Fun Quiz (21) Gai cột sống (2) Game (2) Gan (2) Ghost (4) Giải đáp (2) Giải độc (5) Giải thưởng (14) Giải trí (26) Giấc ngủ (1) Google-Adsense (1) GPT (1) Gương soi (15) Hài hước (1) Hạnh phúc (17) Hardware (1) Hệ điều hành (4) Hiểu để sống Đạo (5) Ho (4) Hóa học (5) Học làm người (10) Hosting (1) Hotspot (1) Html (1) Huyết áp (2) HYIP (17) I Share (7) IBAN (2) IDM (3) Internet (14) Introduce Yourself (1) Investment (10) Joiner (2) KaraOke (1) Key (17) Key Free (13) Keygen (18) Khoa học (41) Kids (21) Kiếm tiền trên mạng (31) Kiếm tiền trực tuyến (34) Kinh doanh (17) LibertyReserve (1) Licence Key (20) Lịch sử (6) LiteCoin (1) Lừa đảo (14) (6) Make money online (61) Mãng cầu xiêm (1) Mathematics (23) Mắt (2) Mặt trái Xã hội (12) Media (1) Medicine (12) Mẹo vặt (4) Miễn phí (2) MMO (112) Mụn nhọt (1) Music (12) Nature (1) Ngâm rượu (2) Ngân hàng Trực tuyến (1) Ngọc Hương (1) Nhạc phim (1) Nhật ký (116) Nhức đầu (3) Nói lắp (1) Notifications (5) Novels (1) Office (2) Online (2) Ổ đĩa ảo (1) Parent (7) Parenting Tips (16) Payment Proofs (42) PayPal (5) Payza (1) Perfect Money (7) Phần mềm (7) Phim ngắn (1) Phong độc (1) Phụ đề (1) Poems (5) PTC (32) PTC News (9) PTD (6) PTP (7) PTR (8) PTS (3) PTU (7) Puzzle with Prizes (10) Quà tặng cuộc sống (128) Quảng cáo (2) Remote (1) Rip (1) Russian (1) Scam (7) Science (32) Search site (2) Security (8) Share (55) Share link (5) Short links (2) Sinh vật (5) Software (80) Splitter (2) Stammering (1) Subtitle (2) Suy nhược Thần kinh (2) Sự thật (29) SWIFT (2) Tai biến (1) Tài chính (2) Tâm linh (10) Tập đi (1) Té ngã (3) Tetris (1) Thảo dược (5) Thần đồng (1) The Best CashBar (6) Thiên nhiên (7) Thiếu máu (1) Thiếu nhi Nga (1) Thiếu sắt (1) Thông báo (5) Thơ (9) Thủ thuật (40) Thuyết Tiến hóa (5) Thư pháp (2) Thực phẩm (4) Tiếng Anh (1) Tiết niệu (1) Tiểu đường (1) Tiểu thuyết (1) Tin tức Thế giới (1) Tips & Tricks (38) Toán (23) Toddler (1) Tool Auto Click (1) Tổ tiên loài người (4) Tốc ký (2) Trading (5) Traffic (4) Trẻ em (28) Truyện ngắn (2) Tuổi mới lớn (11) Tự điển (1) Tử vi (2) TV Online (1) Ung thư (11) UniKey (1) Văn (4) Văn hóa (9) Video Clip (18) VietKey (1) Vietnam News (52) Viêm họng (1) Viêm xoang (1) VirtaPay (6) Virus (1) Vui cười (1) Vui vui (3) Wallpaper (1) Webshots Desktop (1) WiFi (4) Windows 7 (16) Windows Vista (13) Windows XP (18) Wine (1) World News (44) Y học (20) Zip / Post code (1)

♥ Introduce Myself:

IP
†††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††

ĐIỆN TỬ, VI TÍNH LÊ DUY
Số: 2/4B - Trần Bình Trọng - P. Nguyễn An Ninh - Tp. Vũng Tàu
Điện thoại: 064.2470267 - Cell phone: 098.7723967 - 096.8977967
Email: ledinhduy67@yahoo.com.vn & ledinhduy67@gmail.com

Chuyên: Sửa chữa phần cứng, Cài đặt phần mềm máy Vi tính, Laptop.

Nhận:

- Crack bản quyền WINDOWS XP Sp2 vĩnh viễn (Crack trực tuyến qua Internet bằng TeamViewer 4.1 Portable). Được Microsoft chính thức cấp KEY mới, có thể Update lên WINDOWS XP Sp3 và các phiên bản cao hơn...
- Chế tác CD, VCD, DVD theo yêu cầu của khách hàng.
(Kể cả gởi đi các tỉnh xa)

Đăng ký Crack & Update Windows XP Sp2 trực tuyến qua Internet:
Giá trọn gói: 11.99 USD

†††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††††

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *