Tiểu đường được Đông y gọi là tiêu khát với triệu chứng ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều. Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều loại thảo dược để điều trị bệnh này, chẳng hạn như nhân sâm, củ mài, mướp đắng,...
☼ Nhân sâm:
Vị ngọt, hơi đắng, có tính hơn ôn, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng ích khí, bổ phế, dịu hen, kiện tỳ, sinh tân dịch, dịu khát... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm làm tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin, kích thích bài tiết insulin trong cơ thể.
Tuy nhiên, việc dùng liều có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, choáng váng, nôn mửa và thậm chí làm tăng huyết áp; đây cũng là những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc sử dụng nhân sâm cần phải tuân theo lời khuyên của thầy thuốc. Nhân sâm còn tiềm ẩn nguy cơ làm tăng hiệu ứng thuốc hạ đường huyết. Vì vậy, việc dùng phối hợp nhân sâm với thuốc giảm đường huyết có thể gây nguy hiểm do hạ thấp đường huyết quá mức khi dùng. Trong thực tế lâm sàng, có thể dùng nhân sâm kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh đái tháo đường.
@ Một số cách dùng Nhân sâm chữa tiểu đường:
1. Nhân sâm 3 g, hãm hoặc sắc uống hằng ngày thay nước.
2. Nhân sâm 3 g, Củ mài sao 20 g, tán bột hoặc nấu cháo ăn ngày một lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường ở người già khí huyết hư nhược.
☼ Củ mài:
Tên thuốc là Hoài sơn. Theo nghiên cứu của Nhật Bản, Hoài sơn đã được dùng chữa khỏi bệnh tiểu đường trên một số bệnh nhân điều trị bằng Insulin không khỏi. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, bột thuốc hoặc thực phẩm như chè, canh...
@ Ứng dụng chữa bệnh:
1. Củ mài 50-100 g, nấu cháo, ăn thay cơm hằng ngày.
2. Củ mài 30 g, thục địa 12 g, sơn thù 10 g, đan bì 12 g, bạch linh 10 g, thiên hoa phấn 12 g. Sắc uống ngày một thang.
3. Củ mài 15 g, hoàng kỳ 15 g, râu ngô 30 g, sắc uống ngày một thang.
4. Củ mài 40 g, bí ngô 120 g, lá sen 50 g. Lá sen sắc lấy nước, bỏ cái, nấu với củ mài và bí ngô thành cháo. Ăn ngày một lần.
☼ Mướp đắng:
Theo nghiên cứu hiện đại, mướp đắng có tác dụng hạ thấp đường huyết trên động vật. Nó đã được Philippines sử dụng làm thuốc điều trị tiểu đường rất hiệu quả. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng mướp đắng có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào Ung thư và kéo dài tuổi thọ của người bệnh Ung thư.
Quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, trừ tạng nhiệt, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi dưỡng can huyết, bớt mệt mỏi, giải phiền khát... Hạt mướp đắng có vị đắng ngọt, thêm khí lực, cường dương. Người ta đã bào chế tới 18 loại dược trà từ mướp đắng, có tác dụng an thần, gây ngủ, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết... Hiện nay nhân dân ta cũng đã dùng mướp đắng để làm chè thuốc, hãm uống hằng ngày chữa các bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu...
@ Ứng dụng chữa bệnh:
1. Mướp đắng thái mỏng, sấy khô. Hằng ngày hãm uống thay nước chè.
2. Mướp đắng tươi 1-2 quả. Nấu canh ăn hằng ngày.
☼ Hà thủ ô đỏ:
Thường dùng lá và rễ củ làm thuốc. Rễ củ phải được bào chế với nước đậu đen mới dùng. Khi dùng hà thủ ô cần kiêng không ăn các loại cá không vảy, hành, tỏi, cải củ. Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, giảm đường máu.
@ Ứng dụng chữa bệnh:
1. Hà thủ ô đỏ 12 g, long nhãn 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) sao 12 g, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa mất ngủ ở người tiểu đường.
2. Hà thủ ô đỏ 12 g, long nhãn 12 g, quả dâu chín 20 g, quy thân 10 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa thiếu máu ở người bị tiểu đường.
3. Hà thủ ô đỏ chế 12 g, củ mài sao 20 g. Tán bột mịn, uống mỗi ngày 20 g; uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường. Nếu đã có biến chứng mạch máu, nên gia thêm cỏ xước 20 g, kim ngân hoa 20 g, rễ quýt gai 12 g, cam thảo dây 10 g; sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
4. Hà thủ ô đỏ chế 12 g, thục địa 12 g, củ mài sao 12 g, sơn thù 10 g, đan bì 10 g, bạch linh 10 g, thiên hoa phấn 10 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày (đây là bài Lục vị gia vị). Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.
Vị ngọt, hơi đắng, có tính hơn ôn, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng ích khí, bổ phế, dịu hen, kiện tỳ, sinh tân dịch, dịu khát... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm làm tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin, kích thích bài tiết insulin trong cơ thể.
Tuy nhiên, việc dùng liều có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, choáng váng, nôn mửa và thậm chí làm tăng huyết áp; đây cũng là những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc sử dụng nhân sâm cần phải tuân theo lời khuyên của thầy thuốc. Nhân sâm còn tiềm ẩn nguy cơ làm tăng hiệu ứng thuốc hạ đường huyết. Vì vậy, việc dùng phối hợp nhân sâm với thuốc giảm đường huyết có thể gây nguy hiểm do hạ thấp đường huyết quá mức khi dùng. Trong thực tế lâm sàng, có thể dùng nhân sâm kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh đái tháo đường.
@ Một số cách dùng Nhân sâm chữa tiểu đường:
1. Nhân sâm 3 g, hãm hoặc sắc uống hằng ngày thay nước.
2. Nhân sâm 3 g, Củ mài sao 20 g, tán bột hoặc nấu cháo ăn ngày một lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường ở người già khí huyết hư nhược.
☼ Củ mài:
Tên thuốc là Hoài sơn. Theo nghiên cứu của Nhật Bản, Hoài sơn đã được dùng chữa khỏi bệnh tiểu đường trên một số bệnh nhân điều trị bằng Insulin không khỏi. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, bột thuốc hoặc thực phẩm như chè, canh...
@ Ứng dụng chữa bệnh:
1. Củ mài 50-100 g, nấu cháo, ăn thay cơm hằng ngày.
2. Củ mài 30 g, thục địa 12 g, sơn thù 10 g, đan bì 12 g, bạch linh 10 g, thiên hoa phấn 12 g. Sắc uống ngày một thang.
3. Củ mài 15 g, hoàng kỳ 15 g, râu ngô 30 g, sắc uống ngày một thang.
4. Củ mài 40 g, bí ngô 120 g, lá sen 50 g. Lá sen sắc lấy nước, bỏ cái, nấu với củ mài và bí ngô thành cháo. Ăn ngày một lần.
☼ Mướp đắng:
Theo nghiên cứu hiện đại, mướp đắng có tác dụng hạ thấp đường huyết trên động vật. Nó đã được Philippines sử dụng làm thuốc điều trị tiểu đường rất hiệu quả. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng mướp đắng có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào Ung thư và kéo dài tuổi thọ của người bệnh Ung thư.
Quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, trừ tạng nhiệt, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi dưỡng can huyết, bớt mệt mỏi, giải phiền khát... Hạt mướp đắng có vị đắng ngọt, thêm khí lực, cường dương. Người ta đã bào chế tới 18 loại dược trà từ mướp đắng, có tác dụng an thần, gây ngủ, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết... Hiện nay nhân dân ta cũng đã dùng mướp đắng để làm chè thuốc, hãm uống hằng ngày chữa các bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu...
@ Ứng dụng chữa bệnh:
1. Mướp đắng thái mỏng, sấy khô. Hằng ngày hãm uống thay nước chè.
2. Mướp đắng tươi 1-2 quả. Nấu canh ăn hằng ngày.
☼ Hà thủ ô đỏ:
Thường dùng lá và rễ củ làm thuốc. Rễ củ phải được bào chế với nước đậu đen mới dùng. Khi dùng hà thủ ô cần kiêng không ăn các loại cá không vảy, hành, tỏi, cải củ. Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, giảm đường máu.
@ Ứng dụng chữa bệnh:
1. Hà thủ ô đỏ 12 g, long nhãn 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) sao 12 g, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa mất ngủ ở người tiểu đường.
2. Hà thủ ô đỏ 12 g, long nhãn 12 g, quả dâu chín 20 g, quy thân 10 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa thiếu máu ở người bị tiểu đường.
3. Hà thủ ô đỏ chế 12 g, củ mài sao 20 g. Tán bột mịn, uống mỗi ngày 20 g; uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường. Nếu đã có biến chứng mạch máu, nên gia thêm cỏ xước 20 g, kim ngân hoa 20 g, rễ quýt gai 12 g, cam thảo dây 10 g; sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
4. Hà thủ ô đỏ chế 12 g, thục địa 12 g, củ mài sao 12 g, sơn thù 10 g, đan bì 10 g, bạch linh 10 g, thiên hoa phấn 10 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày (đây là bài Lục vị gia vị). Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.
☼ Hoa hướng dương:
@ Ứng dụng chữa bệnh:
Rễ cây hướng dương 150 g, sắc uống trước khi ăn cơm, vào buổi sáng sớm, uống liền 5-7 ngày, có tác dụng chữa tiểu đường.
@ Ứng dụng chữa bệnh:
Rễ cây hướng dương 150 g, sắc uống trước khi ăn cơm, vào buổi sáng sớm, uống liền 5-7 ngày, có tác dụng chữa tiểu đường.
- (Theo Sức khỏe & Đời sống) -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét