THĂNG MA
Tên thuốc: Rhizoma cimicifugae.
Tên khoa học: Cimicifuga foetida L.
Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen xám, chất cứng, nhẹ khó bẻ gấy, thịt trong, sắc xanh nhợt là tốt.
Thành phần hoá học: Chứa Cimitin, Tanin, Acid béo v.v...
Tính vị: Vị ngọt, cay, hơi đắng, hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế và Đại tràng.
Tác dụng: Tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu ban, sởi.
Chủ trị: Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ Họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, lòi đuôi trê, phụ nữ băng huyết, bạch đái.
- Sởi giai đoạn đầu, ban chưa mọc hết: Dùng Thăng ma với Cát căn trong bài "Thăng Ma Cát Căn Thang".
- Vị có nhiệt thịnh biểu hiện như đau đầu, sưng và đau lợi, đau răng và loét lưỡi và miệng: Dùng Thăng ma với Hoàng liên, Sinh địa hoàng, Thạch cao và Mẫu đơn bì trong bài "Thanh Vị Tán".
- Ðau họng do phong, nhiệt biểu: Dùng Thăng ma với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử trong bài "Ngưu Bàng thang".
- Khí nghịch ở Tỳ và Vị biểu hiện như tiêu chảy mạn, sa hậu môn, sa tử cung và sa dạ dày: Dùng Thăng ma với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài "Bổ Trung Ích Khí Thang".
- Mụn nnọt, hậu bối và bệnh da: Dùng Thăng ma với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều và Xích thược.
Liều dùng: 8 - 12 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Đem thành phẩm ngâm nước độ 1 giờ, bỏ vào nồi đậy kín ủ một đêm thái lát phơi khô dùng sống hoặc tẩm mật sao qua dùng.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm thái lát mỏng phơi khô (dùng sống). Có khi tẩm rượu.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên phải phơi khô, để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót chất hút ẩm (vôi sống, Silicagel...)
Kiêng kỵ: Trên thịnh, dưới hư, âm hư hoả vượng kiêng dùng.
Không dùng dược liệu này cho bệnh nhân khó thở, ban sởi mọc hoàn toàn hoặc người mắc hội chứng âm hư kèm nhiệt.
Tên thuốc: Rhizoma cimicifugae.
Tên khoa học: Cimicifuga foetida L.
Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen xám, chất cứng, nhẹ khó bẻ gấy, thịt trong, sắc xanh nhợt là tốt.
Thành phần hoá học: Chứa Cimitin, Tanin, Acid béo v.v...
Tính vị: Vị ngọt, cay, hơi đắng, hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế và Đại tràng.
Tác dụng: Tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu ban, sởi.
Chủ trị: Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ Họng lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, lòi đuôi trê, phụ nữ băng huyết, bạch đái.
- Sởi giai đoạn đầu, ban chưa mọc hết: Dùng Thăng ma với Cát căn trong bài "Thăng Ma Cát Căn Thang".
- Vị có nhiệt thịnh biểu hiện như đau đầu, sưng và đau lợi, đau răng và loét lưỡi và miệng: Dùng Thăng ma với Hoàng liên, Sinh địa hoàng, Thạch cao và Mẫu đơn bì trong bài "Thanh Vị Tán".
- Ðau họng do phong, nhiệt biểu: Dùng Thăng ma với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử trong bài "Ngưu Bàng thang".
- Khí nghịch ở Tỳ và Vị biểu hiện như tiêu chảy mạn, sa hậu môn, sa tử cung và sa dạ dày: Dùng Thăng ma với Nhân sâm, Hoàng cầm và Bạch truật trong bài "Bổ Trung Ích Khí Thang".
- Mụn nnọt, hậu bối và bệnh da: Dùng Thăng ma với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều và Xích thược.
Liều dùng: 8 - 12 gam.
Cách Bào chế:
* Theo Trung Y: Đem thành phẩm ngâm nước độ 1 giờ, bỏ vào nồi đậy kín ủ một đêm thái lát phơi khô dùng sống hoặc tẩm mật sao qua dùng.
* Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm thái lát mỏng phơi khô (dùng sống). Có khi tẩm rượu.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên phải phơi khô, để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót chất hút ẩm (vôi sống, Silicagel...)
Kiêng kỵ: Trên thịnh, dưới hư, âm hư hoả vượng kiêng dùng.
Không dùng dược liệu này cho bệnh nhân khó thở, ban sởi mọc hoàn toàn hoặc người mắc hội chứng âm hư kèm nhiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét