Theo truyền thuyết, Đại hồng thủy là sự trừng phạt của Thần linh đối với sự suy đồi và độc ác của loài người.
Đại hồng thủy (Tranh của John Martin, vẽ năm 1834)
Đại hồng thủy được nhắc đến trong truyền thuyết của rất nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới, có thời người ta tin rằng đây chính là cách mà thế giới từng kết thúc.
Đại hồng thủy xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa. Trong đó khủng khiếp nhất phải kể đến trận đại hồng thủy được ghi lại trong Kinh Thánh. Theo đó, vào khoảng năm 2500 TCN, khi tận mắt chứng kiến những tội ác mà con người gây ra, Thượng đế nhận ra rằng loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội nghiêm trọng và Ngài đã quyết định hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất, tẩy sạch địa cầu bằng trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, nhận thấy ông Nô-ê là người đạo đức, chính trực nên đã mở cho ông con đường sống trước thảm họa sắp xảy ra.
Ngài hướng dẫn ông đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình, các cặp đôi động vật… Và sau đó, mọi chuyện diễn ra theo đúng "kịch bản", mưa liên tục suốt 40 ngày đêm, mọi thứ bị nhấn chìm trong biển nước, vạn vật trên Trái đất đều bị hủy diệt.
Không ai biết độ tin cậy của câu chuyện này tới đâu, nhưng sự thật là ngay từ thời xa xưa, con người đã không ngừng tìm kiếm vết tích của con tàu Nô-ê huyền thoại này.
Đại hồng thủy xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa. Trong đó khủng khiếp nhất phải kể đến trận đại hồng thủy được ghi lại trong Kinh Thánh. Theo đó, vào khoảng năm 2500 TCN, khi tận mắt chứng kiến những tội ác mà con người gây ra, Thượng đế nhận ra rằng loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội nghiêm trọng và Ngài đã quyết định hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất, tẩy sạch địa cầu bằng trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, nhận thấy ông Nô-ê là người đạo đức, chính trực nên đã mở cho ông con đường sống trước thảm họa sắp xảy ra.
Ngài hướng dẫn ông đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình, các cặp đôi động vật… Và sau đó, mọi chuyện diễn ra theo đúng "kịch bản", mưa liên tục suốt 40 ngày đêm, mọi thứ bị nhấn chìm trong biển nước, vạn vật trên Trái đất đều bị hủy diệt.
Không ai biết độ tin cậy của câu chuyện này tới đâu, nhưng sự thật là ngay từ thời xa xưa, con người đã không ngừng tìm kiếm vết tích của con tàu Nô-ê huyền thoại này.
Đêm trước đại hồng thủy (Tranh của John Linnell, vẽ năm 1848)
Năm 1959, Lihan Durupinar, sĩ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã khám phá ra một hình thù bất thường trông giống như con thuyền, nổi bật trên địa hình đồi núi mấp mô ở độ cao gần 2.000m thuộc dãy Ararat, gần biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ – khu vực được cho là nơi con thuyền neo đậu.
Vào năm 1977, nhà khảo cổ nghiệp dư Ron Wyatt đã tới nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này. Tiến hành khai quật, sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, thực hiện các phân tích hóa học…, ông đã phát hiện ra phần hóa thạch một con thuyền lớn và dấu hiệu của hệ thống kim loại tồn tại quanh vật thể. Những thông tin đó một thời làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 12/1986, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phát hiện của Ron Wyatt rất có thể liên quan đến "chiếc thuyền Noah".
Vào năm 1977, nhà khảo cổ nghiệp dư Ron Wyatt đã tới nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này. Tiến hành khai quật, sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, thực hiện các phân tích hóa học…, ông đã phát hiện ra phần hóa thạch một con thuyền lớn và dấu hiệu của hệ thống kim loại tồn tại quanh vật thể. Những thông tin đó một thời làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 12/1986, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phát hiện của Ron Wyatt rất có thể liên quan đến "chiếc thuyền Noah".
Con thuyền Noah huyền thoại trong Kinh Thánh. (Ảnh: Pravda.ru)
Ngoài ra, cách đây vài năm, việc khám phá ra rất nhiều khối nước khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất càng chứng minh những trận đại hồng thủy trong quá khứ là sự thật, mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy do vị thần linh nào đó tạo ra.
Các nhà khoa học tin rằng có ít nhất 2 đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và Bắc Mỹ với tâm điểm nằm tại Trung Quốc và phía Nam Hoa Kỳ. Vì một lý do nào đó (ví dụ động đất), lượng nước khổng lồ này đã phun trào lên mặt đất. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh ngưng tụ thành những đợt mưa dài ngày gây ra thảm họa đại hồng thủy được kể lại trong truyền thuyết.
Một trong những ví dụ điển hình là lũ lụt sông Mississippi năm 1927 – trận lụt kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ với mực nước sông có khi lên đến 17m, con số kỷ lục cho tới tận ngày nay. Hậu quả, hệ thống đê tại 145 địa điểm bị phá hủy, gây lụt nghiêm trọng trên diện tích 70.000 km2, giết chết 246 người trong 7 tiểu bang và thiệt hại ước tính 400 triệu USD.
Tại khu vực châu Á, đợt lũ kinh hoàng trên sông Hoàng Hà tại Trung Quốc năm 1931 cũng được đánh giá chẳng khác gì Đại hồng thủy trong Kinh Thánh. Nguyên nhân là do lũ sông Hoàng Hà làm đê vỡ khiến 1,3 triệu người chết và 80 triệu người mất nhà cửa. Đây được coi là một trong những vụ chết người tự nhiên lớn nhất lịch sử, là đợt thiên tai nguy hiểm nhất từng được ghi nhận và gần như nghiêm trọng nhất của Thế kỷ 20.
Ngoài ra không thể không nhắc đến cơn lũ tại Bangladesh năm 1998 khiến 3 con sông tại quốc gia này lên đến lưu lượng đỉnh cùng một lúc và kết quả là nước lũ nuốt chửng 300.000 ngôi nhà, 9.700 km đường giao thông và 2.700 km đê, 30 triệu người mất nhà cửa, khoảng 2.000 người bị chết đuối hoặc chết vì các bệnh do nước bị ô nhiễm, mất trắng 700.000 ha cây trồng...
Tất cả những trận thiên tai kinh hoàng ấy đều cùng một xuất phát điểm. Con người là nguyên nhân chính khiến khí hậu Trái Đất nóng lên, từ đó dẫn đến các siêu bão, đến những cơn đại hồng thủy ngày càng khốc liệt. Với tiên đoán khí hậu Trái đất sẽ nóng thêm 2,4 độ C trong những thập kỷ tới, giới khoa học cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ mãnh liệt hơn.
Các nhà khoa học tin rằng có ít nhất 2 đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và Bắc Mỹ với tâm điểm nằm tại Trung Quốc và phía Nam Hoa Kỳ. Vì một lý do nào đó (ví dụ động đất), lượng nước khổng lồ này đã phun trào lên mặt đất. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh ngưng tụ thành những đợt mưa dài ngày gây ra thảm họa đại hồng thủy được kể lại trong truyền thuyết.
Một trong những ví dụ điển hình là lũ lụt sông Mississippi năm 1927 – trận lụt kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ với mực nước sông có khi lên đến 17m, con số kỷ lục cho tới tận ngày nay. Hậu quả, hệ thống đê tại 145 địa điểm bị phá hủy, gây lụt nghiêm trọng trên diện tích 70.000 km2, giết chết 246 người trong 7 tiểu bang và thiệt hại ước tính 400 triệu USD.
Tại khu vực châu Á, đợt lũ kinh hoàng trên sông Hoàng Hà tại Trung Quốc năm 1931 cũng được đánh giá chẳng khác gì Đại hồng thủy trong Kinh Thánh. Nguyên nhân là do lũ sông Hoàng Hà làm đê vỡ khiến 1,3 triệu người chết và 80 triệu người mất nhà cửa. Đây được coi là một trong những vụ chết người tự nhiên lớn nhất lịch sử, là đợt thiên tai nguy hiểm nhất từng được ghi nhận và gần như nghiêm trọng nhất của Thế kỷ 20.
Ngoài ra không thể không nhắc đến cơn lũ tại Bangladesh năm 1998 khiến 3 con sông tại quốc gia này lên đến lưu lượng đỉnh cùng một lúc và kết quả là nước lũ nuốt chửng 300.000 ngôi nhà, 9.700 km đường giao thông và 2.700 km đê, 30 triệu người mất nhà cửa, khoảng 2.000 người bị chết đuối hoặc chết vì các bệnh do nước bị ô nhiễm, mất trắng 700.000 ha cây trồng...
Tất cả những trận thiên tai kinh hoàng ấy đều cùng một xuất phát điểm. Con người là nguyên nhân chính khiến khí hậu Trái Đất nóng lên, từ đó dẫn đến các siêu bão, đến những cơn đại hồng thủy ngày càng khốc liệt. Với tiên đoán khí hậu Trái đất sẽ nóng thêm 2,4 độ C trong những thập kỷ tới, giới khoa học cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ mãnh liệt hơn.
- Theo 24h -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét