- Mai Thanh Hải -
Nói tụi lít nhít học sinh vùng cao biên giới (mà mình cứ quen mồm gọi là chúng nó) đói cơm, nhiều cán bộ cả Trung ương lẫn địa phương sẽ giãy nảy lên, bảo "nói bậy", bởi tụi đi học, từ bé đến lớn đều được chế độ của Nhà nước.
Cái sự thiếu tý cơm hay cơm ăn với muối, với nước, với măng... có chăng là do "cơ chế chính sách", "việc triển khai thực hiện", khiến tiền về chậm, các cháu biết thịt thà – mì chính qua buổi "truy lĩnh" cuối năm mà thôi.
Và như thế, đừng trách Nhà nước!.
Ừ! Mà mình có trách đâu. Chính phủ mình đã lo hết thảy mọi thứ, từ các cháu cho đến người nghèo, cũng cứ danh sách – đầu người mà rót tiền, ấy chứ...
Nói chuyện ăn rồi, phải nói chuyện mặc, bởi cụm từ "ăn mặc" luôn đi cùng với nhau.
Cái sự thiếu tý cơm hay cơm ăn với muối, với nước, với măng... có chăng là do "cơ chế chính sách", "việc triển khai thực hiện", khiến tiền về chậm, các cháu biết thịt thà – mì chính qua buổi "truy lĩnh" cuối năm mà thôi.
Và như thế, đừng trách Nhà nước!.
Ừ! Mà mình có trách đâu. Chính phủ mình đã lo hết thảy mọi thứ, từ các cháu cho đến người nghèo, cũng cứ danh sách – đầu người mà rót tiền, ấy chứ...
Nói chuyện ăn rồi, phải nói chuyện mặc, bởi cụm từ "ăn mặc" luôn đi cùng với nhau.
Đi miền núi mãi rồi, cũng quen với cách rách rưới – phong phanh của bọn trẻ. Nhưng cứ mùa đông, lên miền núi, nhìn chúng vẫn vậy chịu rét, mới giật mình lẩn thẩn: "Hình như, cũng chưa có một quy định nào về việc hỗ trợ cái mặc cho trẻ con, nhất là học sinh!".
Hỏi cán bộ địa phương và giáo viên, ai cũng cười: "Cái bụng còn chưa no, lo gì cái da!", khiến mình lại buồn nẫu... Nẫu nhất khi nhìn bọn lít nhít Mầm non cởi truồng lồng lộng, chim cò cứ phơi phới tung tăng. Nhiều người liệt ra cả đống nguyên nhân, như: Đồng bào quen vậy rồi; để thế cho... nó mát; chống tè dầm...
Nhưng với mình, nói thật là họa có điên, giời lạnh đến vài độ C mà vẫn để con phong phanh không quần không áo, để nhìn chúng tím tái – run rẩy?... Chỉ có thể là thiếu thốn, đến mức không có tiền để mua đồ ấm cho con, không xin đâu được đồ cũ cho con, mới đành để thế…
Dẫu biết, con trẻ vùng cao quen chịu khổ và cũng có sức đề kháng cao, nhưng rút cục chúng vẫn là đứa trẻ, là con người chứ chả phải siêu nhân – chiến binh chịu rét, nhịn đói làm tỷ điều siêu phàm vượt bậc...
Cứ qua quýt, lấp liếm theo cái kiểu "Ối Giời! Chúng nó quen rồi", "Sức đề kháng tốt lắm. Đứa nào không chịu được, bị loại ngay từ khi mới sinh. Đứa nào sống, chấp mọi điều kiện"... nhưng thật ra, phải cắn răng lại mà chịu đựng đấy.
Chính thế, lên mấy Đồn Biên phòng vùng cao, mang quần áo cũ trẻ em lên, anh em Đội Vận động quần chúng quý lắm.
Chả là mỗi chuyến đi công tác xuống địa bàn, đồng bào rét quá, toàn bế con chặn bộ đội giữa đường, xin cái mũ cái áo của anh em. Không cho thì không đành mà cho thì rét lắm, suốt quãng đường vài ngày lăn lóc bản này bản khác, rừng này rừng khác...
Nếu có ít quần áo trẻ em trong ba lô, lúc ấy giở ra, thì còn gì bằng?...
Đại tá Phùng Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cứ đau đáu cảnh: Xe Uoat chở ông lên triển khai công tác đầu năm trên đơn vị, tụi trẻ con thấy xe ôtô cứ níu lấy, chìa tay xin áo; Lên Đồn, lại chứng kiến cảnh bà con run rẩy kéo đến cổng Đồn Biên phòng, kêu ời ời: "Đồn ơi! Rét lắm!"... và chính vì thế, bây giờ cứ sắp đến mùa rét, Đại tá Phùng Tuấn lại ký điện gửi có đơn vị, yêu cầu vận động chiến sĩ hết nghĩa vụ nhường lại, cán bộ mới phát quân trang thu gom, tất cả quần áo – chăn đệm – tất giầy... tặng đồng bào, trước mùa rét...
Nhưng vẫn không đủ.
Cái Chương trình "Áo ấm biên cương" be bé của tụi mình, mỗi lần triển khai ở địa bàn nào đấy, ngoài số quần áo – khăn ủng đúng theo số lượng học sinh (mà nhà trường, Biên phòng, chính quyền thống nhất, báo về), lúc nào cũng lủng lẳng một bao hàng gọi là dự trữ, cũng toàn quần áo, để quàng thêm cho những đứa trẻ rách áo, cởi truồng đứng bơ vơ bên đường hoặc không có trong danh sách, đứng ngoài thèm khát nhìn các bạn được nhận quần áo mới...
Nhìn chúng nó cởi truồng giữa mùa đông, xót xa lắm. Có cảm giác như vùng đất ấy, con người ấy trở lại thời hồng hoang, chỉ vỏ cây – áo lá che thân.
Và quan trọng hơn, cảm giác như nòi giống cứ bị lụi bại đi bởi chim cò tím tái, thông thống giữa gió lạnh, từ bên kia biên giới kèn kẹt thổi sang...
Lo được cái ăn rồi, nhưng căn cơ gì mà không lo thêm cái mặc, cho chính tương lai của đất liền, của vùng biên ải...
Không biết Thủ tướng của mình, đã bao giờ được chứng kiến những cảnh này chưa?...
*****
Hình ảnh ghi lại từ những chuyến đi của Thành viên Chương trình “Áo ấm biên cương” và trên một số trang xã hội của đồng nghiệp: xomnhiepanh.com; otofun.net; phuot.net;...
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi cán bộ địa phương và giáo viên, ai cũng cười: "Cái bụng còn chưa no, lo gì cái da!", khiến mình lại buồn nẫu... Nẫu nhất khi nhìn bọn lít nhít Mầm non cởi truồng lồng lộng, chim cò cứ phơi phới tung tăng. Nhiều người liệt ra cả đống nguyên nhân, như: Đồng bào quen vậy rồi; để thế cho... nó mát; chống tè dầm...
Nhưng với mình, nói thật là họa có điên, giời lạnh đến vài độ C mà vẫn để con phong phanh không quần không áo, để nhìn chúng tím tái – run rẩy?... Chỉ có thể là thiếu thốn, đến mức không có tiền để mua đồ ấm cho con, không xin đâu được đồ cũ cho con, mới đành để thế…
Dẫu biết, con trẻ vùng cao quen chịu khổ và cũng có sức đề kháng cao, nhưng rút cục chúng vẫn là đứa trẻ, là con người chứ chả phải siêu nhân – chiến binh chịu rét, nhịn đói làm tỷ điều siêu phàm vượt bậc...
Cứ qua quýt, lấp liếm theo cái kiểu "Ối Giời! Chúng nó quen rồi", "Sức đề kháng tốt lắm. Đứa nào không chịu được, bị loại ngay từ khi mới sinh. Đứa nào sống, chấp mọi điều kiện"... nhưng thật ra, phải cắn răng lại mà chịu đựng đấy.
Chính thế, lên mấy Đồn Biên phòng vùng cao, mang quần áo cũ trẻ em lên, anh em Đội Vận động quần chúng quý lắm.
Chả là mỗi chuyến đi công tác xuống địa bàn, đồng bào rét quá, toàn bế con chặn bộ đội giữa đường, xin cái mũ cái áo của anh em. Không cho thì không đành mà cho thì rét lắm, suốt quãng đường vài ngày lăn lóc bản này bản khác, rừng này rừng khác...
Nếu có ít quần áo trẻ em trong ba lô, lúc ấy giở ra, thì còn gì bằng?...
Đại tá Phùng Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cứ đau đáu cảnh: Xe Uoat chở ông lên triển khai công tác đầu năm trên đơn vị, tụi trẻ con thấy xe ôtô cứ níu lấy, chìa tay xin áo; Lên Đồn, lại chứng kiến cảnh bà con run rẩy kéo đến cổng Đồn Biên phòng, kêu ời ời: "Đồn ơi! Rét lắm!"... và chính vì thế, bây giờ cứ sắp đến mùa rét, Đại tá Phùng Tuấn lại ký điện gửi có đơn vị, yêu cầu vận động chiến sĩ hết nghĩa vụ nhường lại, cán bộ mới phát quân trang thu gom, tất cả quần áo – chăn đệm – tất giầy... tặng đồng bào, trước mùa rét...
Nhưng vẫn không đủ.
Cái Chương trình "Áo ấm biên cương" be bé của tụi mình, mỗi lần triển khai ở địa bàn nào đấy, ngoài số quần áo – khăn ủng đúng theo số lượng học sinh (mà nhà trường, Biên phòng, chính quyền thống nhất, báo về), lúc nào cũng lủng lẳng một bao hàng gọi là dự trữ, cũng toàn quần áo, để quàng thêm cho những đứa trẻ rách áo, cởi truồng đứng bơ vơ bên đường hoặc không có trong danh sách, đứng ngoài thèm khát nhìn các bạn được nhận quần áo mới...
Nhìn chúng nó cởi truồng giữa mùa đông, xót xa lắm. Có cảm giác như vùng đất ấy, con người ấy trở lại thời hồng hoang, chỉ vỏ cây – áo lá che thân.
Và quan trọng hơn, cảm giác như nòi giống cứ bị lụi bại đi bởi chim cò tím tái, thông thống giữa gió lạnh, từ bên kia biên giới kèn kẹt thổi sang...
Lo được cái ăn rồi, nhưng căn cơ gì mà không lo thêm cái mặc, cho chính tương lai của đất liền, của vùng biên ải...
Không biết Thủ tướng của mình, đã bao giờ được chứng kiến những cảnh này chưa?...
*****
Hình ảnh ghi lại từ những chuyến đi của Thành viên Chương trình “Áo ấm biên cương” và trên một số trang xã hội của đồng nghiệp: xomnhiepanh.com; otofun.net; phuot.net;...
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét