Tài chính là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất của các "Tiền Doanh nhân" (Startup). Không có một công thức nhất định để đảm bảo thành công cho việc huy động vốn, nhưng lại có rất nhiều cách có thể giúp giảm thiểu áp lực cho quá trình này. Những bước sau sẽ giúp các Doanh nhân tương lai tự tin hơn để thuyết phục nhà đầu tư:
1. Lập kế hoạch.
Cơ hội thành công của bạn sẽ tăng cao nếu bạn xác định rõ những nhiệm vụ quan trọng trước mắt sẽ thực hiện và tính toán số vốn cần thiết trước khi bắt đầu chuẩn bị cú ra dấu hiệu đầu tiên và gặp gỡ nhà đầu tư.
Dưới đây là một vài ví dụ chọn lọc tùy thuộc vào loại hình và ngành nghề kinh doanh bạn đang hướng đến.
- Số lượng khách hàng tối thiểu;
- Số lượng người sử dụng tối thiểu;
- Mức độ gắn kết với người sử dụng;
- Số liệu tài chính: Doanh thu, Dòng tiền mặt,...
- Thời gian ra mắt sản phẩm mới.
2. Xác định loại vốn và mức cần có.
Nếu bạn không thể hiểu sự khác nhau giữa các loại vốn, bạn sẽ không thể hiểu tính ưu và nhược của mỗi loại. Lựa chọn chính của bạn sẽ nằm giữa nợ (thông thường là hình thức nợ chuyển đổi) và vốn chủ sở hữu từ nhà đầu tư giàu có hoặc nhà đầu tư mạo hiểm.
Đối với vốn chủ sở hữu, nghĩa là bạn đang tìm kiếm một vòng giá, ví dụ bán cổ phiếu của công ty bạn với mức giá cố định dựa trên một đánh giá thiết lập.
Đối với nợ chuyển đổi, có nghĩa bạn đồng ý bị gán nợ với hình thức sẽ chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu dựa trên mức giá xác lập trong các điều khoản ghi chú. Hình thức chuyển đổi này có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn phương thức huy động vốn chủ sở hữu vì có ít điều kiện để đàm phán, lý do vì quá trình chuẩn bị tài liệu ngắn hơn và ít công việc pháp lý hơn.
3. Nêu rõ quan điểm phát triển kinh doanh.
Lập kế hoạch và xác định mục tiêu. Đây là công việc quan trọng đòi hỏi thời gian chuẩn bị từ 6 tháng trở lên. Bạn cần hiểu rõ giá trị thực sự của công ty mình, cũng như đối tượng nhà đầu tư mạo hiểm bạn dự định trao đổi.
4. Xác định nhà đầu tư mục tiêu.
Tập trung vào đối tượng nhà đầu tư sẽ thích thú với công việc kinh doanh mới của bạn. Đừng mất thời gian vào theo đuổi những người không có cùng sở thích và lý tưởng với bạn. Một nhà đầu tư chất lượng sẽ nâng giá trị của công ty bạn trên thị trường.
5. Xây dựng mạng lưới quan hệ.
Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn sẽ làm việc và tạo dựng mối quan hệ với những ai. Vì thế, hãy nhìn xung quanh và tìm kiếm những cộng sự giỏi giang nhất. Xây dựng mối quan hệ tốt nhất, từ đó sẽ đem đến cho bạn những sự kiện kết nối với những nhà sáng lập, tổ chức quỹ và các chuyên gia cố vấn.
6. Chuẩn bị cho cuộc gặp lần đầu.
Nếu bạn đã đặt được cuộc hẹn với nhà đầu tư, khoan vội mừng. Bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi bước vào tâm lý sẵn sàng.
- Hiểu rõ mục tiêu;
- Biết rõ người bạn đang ngồi đối diện;
- Chuẩn bị trước cho câu hỏi về chiến lược kinh doanh, ưu thế cạnh tranh của công ty bạn và môi trường cạnh tranh bạn sẽ đối mặt;
- Thực hành 10 - 20 lần trước khi đi đến cuộc hẹn;
- Nhớ rằng, cuộc hẹn đầu tiên là cầu nối thành công cho cuộc hẹn thứ 2. Đừng ngần ngại khi hỏi: “Chúng ta có thể bố trí cuộc gặp tiếp theo lúc nào?”.
7. Hoàn thiện tài liệu.
Hãy làm bản tổng kết ngắn gọn từ 1 - 12 trang cung cấp cho nhà đầu tư để họ hiểu rõ hơn về công việc bạn dự định thực hiện, với các nội dung cơ bản như sau:
- Vấn đề và giải pháp;
- Cơ hội thị trường;
- Đội ngũ quản lý;
- Kỹ thuật;
- Hiểu biết của bạn về tình hình cạnh tranh hiện nay;
- Yêu cầu huy động vốn;
- Xác định mục tiêu then chốt và vạch rõ nhiệm vụ có thể hoàn thành.
8. Trình bày.
Hãy thành thật và cởi mở truyền tải tầm nhìn và tham vọng của bạn như một cách để kết nối bạn với người nghe. Vì thế, đừng ngần ngại trao đổi ý tưởng và lắng nghe.
9. Bám sát.
Nếu bạn nhận được câu trả lời là "Không" sau khi kết thúc cuộc gặp đầu tiên, hãy tìm hiểu nguyên nhân.
Nếu nhà đầu tư tìm cách thoái thác vì họ muốn hiểu hơn về cách bạn sẽ thực hiện mục tiêu đề ra hoặc về Đội ngũ Quản lý của bạn, hãy bám sát họ và tìm cách cung cấp cho họ câu trả lời về vấn đề họ muốn tìm hiểu.
1. Lập kế hoạch.
Cơ hội thành công của bạn sẽ tăng cao nếu bạn xác định rõ những nhiệm vụ quan trọng trước mắt sẽ thực hiện và tính toán số vốn cần thiết trước khi bắt đầu chuẩn bị cú ra dấu hiệu đầu tiên và gặp gỡ nhà đầu tư.
Dưới đây là một vài ví dụ chọn lọc tùy thuộc vào loại hình và ngành nghề kinh doanh bạn đang hướng đến.
- Số lượng khách hàng tối thiểu;
- Số lượng người sử dụng tối thiểu;
- Mức độ gắn kết với người sử dụng;
- Số liệu tài chính: Doanh thu, Dòng tiền mặt,...
- Thời gian ra mắt sản phẩm mới.
2. Xác định loại vốn và mức cần có.
Nếu bạn không thể hiểu sự khác nhau giữa các loại vốn, bạn sẽ không thể hiểu tính ưu và nhược của mỗi loại. Lựa chọn chính của bạn sẽ nằm giữa nợ (thông thường là hình thức nợ chuyển đổi) và vốn chủ sở hữu từ nhà đầu tư giàu có hoặc nhà đầu tư mạo hiểm.
Đối với vốn chủ sở hữu, nghĩa là bạn đang tìm kiếm một vòng giá, ví dụ bán cổ phiếu của công ty bạn với mức giá cố định dựa trên một đánh giá thiết lập.
Đối với nợ chuyển đổi, có nghĩa bạn đồng ý bị gán nợ với hình thức sẽ chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu dựa trên mức giá xác lập trong các điều khoản ghi chú. Hình thức chuyển đổi này có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn phương thức huy động vốn chủ sở hữu vì có ít điều kiện để đàm phán, lý do vì quá trình chuẩn bị tài liệu ngắn hơn và ít công việc pháp lý hơn.
3. Nêu rõ quan điểm phát triển kinh doanh.
Lập kế hoạch và xác định mục tiêu. Đây là công việc quan trọng đòi hỏi thời gian chuẩn bị từ 6 tháng trở lên. Bạn cần hiểu rõ giá trị thực sự của công ty mình, cũng như đối tượng nhà đầu tư mạo hiểm bạn dự định trao đổi.
4. Xác định nhà đầu tư mục tiêu.
Tập trung vào đối tượng nhà đầu tư sẽ thích thú với công việc kinh doanh mới của bạn. Đừng mất thời gian vào theo đuổi những người không có cùng sở thích và lý tưởng với bạn. Một nhà đầu tư chất lượng sẽ nâng giá trị của công ty bạn trên thị trường.
5. Xây dựng mạng lưới quan hệ.
Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn sẽ làm việc và tạo dựng mối quan hệ với những ai. Vì thế, hãy nhìn xung quanh và tìm kiếm những cộng sự giỏi giang nhất. Xây dựng mối quan hệ tốt nhất, từ đó sẽ đem đến cho bạn những sự kiện kết nối với những nhà sáng lập, tổ chức quỹ và các chuyên gia cố vấn.
6. Chuẩn bị cho cuộc gặp lần đầu.
Nếu bạn đã đặt được cuộc hẹn với nhà đầu tư, khoan vội mừng. Bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi bước vào tâm lý sẵn sàng.
- Hiểu rõ mục tiêu;
- Biết rõ người bạn đang ngồi đối diện;
- Chuẩn bị trước cho câu hỏi về chiến lược kinh doanh, ưu thế cạnh tranh của công ty bạn và môi trường cạnh tranh bạn sẽ đối mặt;
- Thực hành 10 - 20 lần trước khi đi đến cuộc hẹn;
- Nhớ rằng, cuộc hẹn đầu tiên là cầu nối thành công cho cuộc hẹn thứ 2. Đừng ngần ngại khi hỏi: “Chúng ta có thể bố trí cuộc gặp tiếp theo lúc nào?”.
7. Hoàn thiện tài liệu.
Hãy làm bản tổng kết ngắn gọn từ 1 - 12 trang cung cấp cho nhà đầu tư để họ hiểu rõ hơn về công việc bạn dự định thực hiện, với các nội dung cơ bản như sau:
- Vấn đề và giải pháp;
- Cơ hội thị trường;
- Đội ngũ quản lý;
- Kỹ thuật;
- Hiểu biết của bạn về tình hình cạnh tranh hiện nay;
- Yêu cầu huy động vốn;
- Xác định mục tiêu then chốt và vạch rõ nhiệm vụ có thể hoàn thành.
8. Trình bày.
Hãy thành thật và cởi mở truyền tải tầm nhìn và tham vọng của bạn như một cách để kết nối bạn với người nghe. Vì thế, đừng ngần ngại trao đổi ý tưởng và lắng nghe.
9. Bám sát.
Nếu bạn nhận được câu trả lời là "Không" sau khi kết thúc cuộc gặp đầu tiên, hãy tìm hiểu nguyên nhân.
Nếu nhà đầu tư tìm cách thoái thác vì họ muốn hiểu hơn về cách bạn sẽ thực hiện mục tiêu đề ra hoặc về Đội ngũ Quản lý của bạn, hãy bám sát họ và tìm cách cung cấp cho họ câu trả lời về vấn đề họ muốn tìm hiểu.
(Sưu tầm và Biên soạn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét